3.544 lượt xem
Trong bối cảnh sau khi các chiến dịch Tết đã được triển khai và Covid diễn ra, tháng 2.2020 ghi nhận các nhãn hàng ngành TMĐT, Ngân hàng, Bảo hiểm triển khai nhiều hoạt động hơn khi các nhãn hàng ngành Bia yên ắng trên mạng xã hội.
Giới thiệu sơ lược về YMI – Scope of the Report
Bảng xếp hạng Thương hiệu YMI dựa trên các 4 chỉ số Brand Mention Score (hệ số của lượng thảo luận có nhắc đến Thương hiệu), Sentiment Score (hệ số giữa thảo luận tích cực & tiêu cực), Buzz Score (hệ số của tổng lượng thảo luận về Thương hiệu) và Audience Scale Score (lượng audience thực tế tạo nên thảo luận). Các Thương hiệu xuất hiện trong bảng xếp hạng đều phải thoả tiêu chí đạt chỉ số Sentiment dương.
Số liệu trong BXH được thống kê từ công cụ social listening SocialHeat của YouNet Media.
Brand Ranking theo ngành hàng và sơ lược về các hoạt động nổi bật của các Thương hiệu
1. Các chỉ số toàn ngành Bia
Sau chiến dịch Tết, các nhãn hiệu bia giảm bớt hoạt động của mình trên mạng xã hội trong tháng 2 và ghi nhận lượng thảo luận chủ yếu đến từ thảo luận tự nhiên của người dùng xung quanh các chủ đề ăn uống tại nhà mùa dịch. Với thảo luận lớn nhất, giúp Strongbow dẫn đầu bảng xếp hạng tháng 2.
Top 5 thương hiệu ngành Bia:
2. Các chỉ số toàn ngành Ngân hàng
Tin tức nổi bật tháng vừa qua khi Brand Finance công bố bảng xếp hạng 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu, khiến thảo luận về các ngân hàng tăng lên, trong đó có BIDV, Vietinbank, Techcombank, MB Bank, ACB và Sacombank ghi nhận sentiment (yêu thích) tăng lên.
Trong tháng, các ngân hàng đẩy mạnh các giao dịch online, giao dịch tại nhà hay giao dịch không dùng tiền mặt cùng nhau chung tay đẩy lùi “bão dịch” là hoạt động chủ yếu. MB Bank ghi nhận điểm yêu thích điểm dương giúp MB Bank dẫn đầu bảng xếp hạng tháng 2/2020.
Top 5 thương hiệu ngành Ngân hàng:
3. Các chỉ số toàn ngành Ecommerce
Tháng 2 ghi nhận phản hồi tiêu cực của người dùng về các dịch vụ và sản phẩm liên quan của các sàn Thương Mại Điện Tử. Trong đó ghi nhận, Shopee, Tiki và Sendo đều ghi nhận sentiment (điểm yêu thích) âm, trong khi Lazada ghi nhận sentiment điểm dương.
Điều này cho thấy các chương trình khuyến mãi rầm rộ và sales khổng lồ không còn làm người dùng thích thú, thay vào đó họ dần khó tính hơn và cần trải nghiệm mua hàng thỏa mãn hơn.
Top 5 thương hiệu ngành Ecommerce:
4. Các chỉ số toàn ngành Sữa – nhóm Sữa nước
Sau các chiến dịch Tết, các thương hiệu ngành sữa triển khai các hoạt động nhỏ lẻ và ghi nhận thảo luận tự nhiên của người dùng trong các nhóm và cộng đồng.
Top 5 thương hiệu ngành Sữa:
5. Các chỉ số toàn ngành Sữa – nhóm Sữa bột
Trong tháng ghi nhận lượng lớn thảo luận dành cho NAN và Enfa. Trong đó, hoạt động nổi bật của các thương hiệu ngành sữa như chia sẻ nội dung kiến thức hữu ích, chia sẻ cẩm nang có ích hoặc tọa đàm trực tuyến cùng chuyên gia. Bên cạnh đó là các chương trình promotion được triển khai kết hợp sàn TMĐT, mua sắm mùa dịch.
Top 5 thương hiệu ngành Sữa:
6. Các chỉ số toàn ngành Bảo hiểm
Ghi nhận hơn 200,000 thảo luận trong ngành, chủ đề quyền lợi bảo hiểm liên quan đến covid-19 là chủ đề được người dùng quan tâm. Bên cạnh đó, sự lo lắng của người dùng trong bối cảnh dịch khiến các thương hiệu ngành bảo hiểm được thảo luận và nhắc đến trong thảo luận.
Trong đó tin tức Manulife ghi nhận lọt top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới cũng là tin tức giúp Manulife ghi nhận điểm sentiment tăng lên.
Top 5 thương hiệu ngành Bảo hiểm:
Thông tin chi tiết về bảng xếp hạng YMI:
- Theo dõi Bảng xếp hạng tháng 1.2020 tại đây
- Truy cập website ranking YouNet Media Index tại đây
- Tham khảo ý nghĩa của các chỉ số trong YouNet Media Ranking tại đây