1.074 lượt xem
Trong thời đại người tiêu dùng kết nối liên tục và để lại dấu vết số ở mọi điểm chạm, việc phân tích đúng dữ liệu để rút ra insight khách hàng trở thành yếu tố then chốt giúp thương hiệu ra quyết định chính xác hơn trong truyền thông, sản phẩm và trải nghiệm. Để làm được điều này, Marketers cần những công cụ để thu thập, phân tích và trực quan hóa dữ liệu từ nhiều nguồn – đặc biệt là mạng xã hội.
Trong bài viết này, YouNet Media giới thiệu 5 công cụ phân tích insight khách hàng được sử dụng phổ biến hiện nay, hỗ trợ marketer thấu hiểu người tiêu dùng một cách sâu sắc và hành động kịp thời theo tín hiệu từ thị trường.
1. Insight khách hàng là gì và tại sao cần phân tích?
Insight khách hàng là việc đào sâu vào tâm lý và động cơ hành vi của khách hàng, giúp thương hiệu hiểu những nhu cầu, mong muốn chưa được đáp ứng (gains) và rào cản khiến họ chưa thể hành động (pains).
Tìm hiểu thêm bài viết về Insight khách hàng tại đây.
Insight khách hàng không chỉ dừng lại ở dữ liệu mô tả (họ là ai, đến từ đâu) mà còn trả lời câu hỏi: “Tại sao họ hành động như vậy?” – từ đó định hướng sáng tạo thông điệp, tối ưu kênh phân phối và phát triển sản phẩm sát với nhu cầu chưa được đáp ứng.
Tiêu chí lựa chọn công cụ phân tích Insight khách hàng
Khi lựa chọn công cụ phân tích insight, marketers không chỉ cần một nền tảng “đầy đủ tính năng”, mà cần một hệ thống hỗ trợ toàn bộ hành trình từ thu thập – phân tích – truyền đạt – hành động. Dưới đây là 4 câu hỏi giúp Marketers lựa chọn đúng công cụ phân tích dữ liệu
- Dữ liệu khách hàng đang nằm ở đâu? – Mạng xã hội, website, công cụ tìm kiếm, hay nền tảng CRM nội bộ? Công cụ phù hợp cần kết nối và khai thác tốt từ nguồn dữ liệu chính mà doanh nghiệp đang có.
- Bạn cần loại insight nào: định lượng, định tính hay kết hợp cả hai? – Một số công cụ cho cái nhìn định lượng tổng quan (số lượt nhắc, cảm xúc, chỉ số…), số khác lại cho insight định tính (pain points, nhu cầu…).
- Trực quan hóa & truyền đạt hiệu quả? – Công cụ cần có giao diện thân thiện, dễ dùng với marketer, và xuất báo cáo rõ ràng phục vụ truyền thông nội bộ hoặc báo cáo cho cấp quản lý.
- Mục tiêu khi sử dụng công cụ? Marketers cần công cụ phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn (chiến dịch cụ thể) hay dài hạn (theo dõi ngành, thương hiệu, khách hàng)? – Câu trả lời này sẽ giúp xác định ngân sách và mức độ đầu tư phù hợp.
Từ 4 câu hỏi này, marketer có thể xác định các tiêu chí cần có trong một công cụ, bao gồm:
1. Dữ liệu & nguồn thu thập (Data Coverage)
- Thu thập từ mạng xã hội, website, công cụ tìm kiếm, CRM…
- Theo dõi dữ liệu real-time hoặc theo chiến dịch cụ thể
2. Độ sâu khi phân tích dữ liệu (Data Analysis )
- Phân loại theo chủ đề, cảm xúc, persona người dùng
- Phát hiện pain points, unmet needs, trending topics
3. Trực quan hóa & truyền đạt hiệu quả (Visualization & Reporting)
- Dashboard dễ thao tác, báo cáo dễ hiểu
- Giúp marketer rút insight nhanh & truyền đạt hiệu quả cho team/cấp quản lý
Dưới đây là TOP 5 công cụ phân tích insight khách hàng phổ biến nhất hiện nay dành cho Marketers.
Xem thêm: Hiểu rõ Findings, Insights khách hàng để tối ưu chiến lược Marketing
2. TOP 5 công cụ phân tích Insight khách hàng phổ biến hiện nay
1. SocialHeat – Quan sát 360 hiệu quả truyền thông và bán hàng hiệu quả truyền thông và bán hàng
SocialHeat là nền tảng Social Listening của YouNet Media – là nền tảng thu thập nguồn dữ liệu lớn nhất đến từ đa kênh Facebook, Threads, TikTok, Instagram, YouTube, Ecommerce Sites, Online News, Forums/Blogs, hỗ trợ thương hiệu chuyển đổi dữ liệu Mạng xã hội thành các Insights đáng giá.
Điểm mạnh của nền tảng SocialHeat:
- Nguồn dữ liệu Mạng xã hội lớn nhất Việt Nam
- Tuỳ chỉnh Dashboard theo nhu cầu sử dụng
- Xây dựng Online Dashboard riêng & có thể tuỳ chỉnh theo nhu cầu của thương hiệu (với 98 loại biểu đồ và 50 chỉ số đo lường)
- Xuất báo cáo chỉ với 1 click chuột dưới dạng PowerPoint hoặc Excel.
- Phân tích cảm xúc nhờ A.I & Machine Learning
Trong năm 2025, YouNet Media chính thức ra mắt phiên bản nâng cấp mới nhất – SocialHeat Generation 3 (SocialHeat G3).
SocialHeat G3 không chỉ mang đến giao diện Dashboard hiện đại, trực quan hơn mà còn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Với những tính năng mới chỉ có trên SocialHeat G3, Marketers sẽ tiết kiệm tối đa thời gian theo dõi, tìm kiếm, tổng hợp và tìm ra insights đắt giá của khách hàng trên Mạng xã hội, từ đó đưa ra đánh giá hiệu quả truyền thông và quyết định chiến lược tiếp theo một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
Đăng ký trải nghiệm nền tảng SocialHeat G3 tại đây.
Ứng dụng thực tế:
- Phân tích ngành hàng
- Phân tích sức khỏe thương hiệu
- Cảnh báo tin tiêu cực
- Phân tích chiến dịch
- Phân tích người dùng
- Phân tích Influencers
Ví dụ: Một nhãn hàng bia nhận thấy hành vi sử dụng thức uống có cồn của Gen Z hoàn toàn khác so với các nhóm tuổi khác. Ngoài ra, các bạn trẻ này có thói quen chia sẻ những khoảnh khắc vui uống cùng bạn bè lên mạng xã hội. Nhận thấy tiềm năng từ những thảo luận này, thương hiệu quyết định tận dụng dữ liệu từ mạng xã hội để hiểu rõ hơn về việc sử dụng sản phẩm có cồn của nhóm Gen Z.
Cụ thể, thông qua phân tích các cuộc thảo luận, thương hiệu nhận thấy Gen Z thường có thói quen mix thêm sữa chua uống, soda khi uống rượu soju hoặc các đồ uống có cồn khác. Kết hợp những thông tin này với các phương pháp nghiên cứu truyền thống, thương hiệu phát triển một sản phẩm mới dựa trên xu hướng trên và được nhóm đối tượng trẻ đón nhận tích cực. Không chỉ vậy, sản phẩm mới này còn góp phần trẻ hóa hình ảnh thương hiệu, tạo nên sự kết nối mạnh mẽ hơn với đối tượng khách hàng Gen Z.
Xem thêm: 04 phương pháp thu thập insights khách hàng đầy đủ và nhanh chóng
2. SocialTrend – Nắm bắt xu hướng Mạng xã hội chỉ với 1 click chuột
SocialTrend là nền tảng đo lường xu hướng Mạng xã hội đầu tiên tại Việt Nam giúp Thương hiệu & Agency tăng hiệu quả sáng tạo nội dung Social Media bằng cách dùng social data nắm bắt – theo dõi – thấu hiểu những xu hướng thảo luận sôi động nhất của khách hàng.
Điểm mạnh của nền tảng:
- Cập nhật các chủ đề nóng thuộc 7 lĩnh vực: Ăn uống, Phim ảnh, Âm nhạc, Slang, Tin tức, Du lịch, Chương trình giải trí.
- Ứng dụng A.I & Machine Learning trên công nghệ & Dữ liệu lớn (Big Data)
- Phân tích chuyên sâu từng xu hướng
Đăng ký trải nghiệm nền tảng SocialTrend tại đây.
Ứng dụng thực tế:
- Tối ưu nguồn lực & Hiệu quả sáng tạo: Khám phá những xu hướng mới nhất; Theo dõi các xu hướng đang nổi lên; Tham khảo ý tưởng những thương hiệu bắt trend thành công.
- Chỉ số đo lường sức ảnh hưởng của sự sáng tạo: Đo lường khách quan các xu hướng mà thương hiệu đã tạo ra trên Mạng xã hội.
Ví dụ: “Xin Vía” – cụm từ mang tính tâm linh quen thuộc với đời sống của người Việt xưa nay và được sử dụng phổ biến trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Từ “Xin Vía” được giới trẻ yêu thích và thường dùng trong những trường hợp cầu mong may mắn trong thời điểm có sự kiện quan trọng. Thương hiệu đã tận dụng slang này và triển khai thành concept “Highlands Xin Vía”, giúp Highlands trở thành nơi có thể giúp mang lại những điều tốt đẹp để “nhả vía” cho cộng đồng.
3. Google Trends – Công cụ theo dõi nhu cầu tìm kiếm thời gian thực
Miễn phí, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, Google Trends giúp thương hiệu nắm được xu hướng tìm kiếm nổi bật theo khu vực và thời gian.
Điểm mạnh của nền tảng:
- Hiểu xu hướng theo thời gian thực
- So sánh mức độ quan tâm giữa nhiều từ khóa
- Phân tích theo khu vực địa lý
- Phát hiện từ khóa liên quan và từ khóa đang tăng trưởng
Ứng dụng thực tế:
- Nghiên cứu xu hướng thị trường
- Hỗ trợ tối ưu SEO và nội dung
- Lên kế hoạch chiến dịch Marketing
- So sánh thương hiệu hoặc sản phẩm
- Hỗ trợ ra quyết định truyền thông
Trải nghiệm nền tảng GoogleTrend tại đây.
Ví dụ: Một thương hiệu thời trang sử dụng Google Trends để theo dõi xu hướng tìm kiếm “váy linen”, “áo babydoll” tăng mạnh vào tháng 3–4 hằng năm, từ đó chọn thời điểm ra mắt bộ sưu tập mùa hè phù hợp với nhu cầu thị trường.
Xem thêm: Insight khách hàng là gì? Tầm quan trọng và 4 loại Insight phổ biến
4. Google Keyword Planner – Đào sâu insight qua từ khóa
Khác với Google Trends – hiển thị xu hướng – Keyword Planner cho biết khối lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng, mức độ cạnh tranh, và chi phí quảng cáo dự kiến. Thông tin này rất hữu ích khi xây dựng chiến dịch Google Ads, định vị insight theo nhu cầu tìm kiếm cụ thể.
Điểm mạnh của nền tảng:
- Cung cấp dữ liệu chi tiết về từ khóa: lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng, mức độ cạnh tranh, chi phí ước tính cho quảng cáo (CPC).
- Gợi ý từ khóa liên quan theo chủ đề: Dựa trên từ khóa gốc, công cụ sẽ đề xuất từ khóa mở rộng, từ đó giúp mở rộng nội dung hoặc danh sách từ khóa cho quảng cáo.
- Phân tích theo khu vực và ngôn ngữ cụ thể: Có thể lọc theo quốc gia, khu vực tỉnh/thành, hoặc ngôn ngữ để hiểu rõ hành vi tìm kiếm theo từng thị trường mục tiêu.
- Tích hợp trực tiếp với Google Ads: Cho phép lập kế hoạch và triển khai chiến dịch quảng cáo ngay sau khi chọn được từ khóa phù hợp.
- Miễn phí và chính xác vì lấy từ dữ liệu Google Ads: Là công cụ chính thức của Google, dữ liệu được cập nhật thường xuyên, độ tin cậy cao.
Đăng ký trải nghiệm Google Keyword Planner tại đây.
Ứng dụng thực tế:
- Xây dựng chiến dịch quảng cáo Google hiệu quả
- Ước lượng chỉ số dự báo cho từng từ khóa
- Phân tích hành vi tìm kiếm theo khu vực
- Tìm kiếm và mở rộng bộ từ khóa
- Hỗ trợ nghiên cứu nội dung SEO
Ví dụ: Một thương hiệu thực phẩm chay đã tìm ra từ khóa “ăn chay giảm cân” có lượng tìm kiếm tăng 300% trong 6 tháng, từ đó tối ưu landing page và sản phẩm theo nhóm từ khóa này.
5. SimilarWeb – Phân tích hành vi người dùng trên website
SimilarWeb là một nền tảng phân tích dữ liệu kỹ thuật số (digital intelligence platform) cho phép người dùng theo dõi lưu lượng truy cập, hành vi người dùng và hiệu suất của bất kỳ website hoặc ứng dụng nào – từ đó đưa ra quyết định chiến lược về marketing, cạnh tranh và phát triển thị trường.
Xem thêm: Ứng dụng Insight vào Marketing để cá nhân hóa mua sắm
Điểm mạnh của nền tảng:
- Phân tích lưu lượng truy cập website chi tiết: Bao gồm tổng số lượt truy cập, thời gian trung bình trên trang, tỷ lệ thoát (bounce rate), nguồn truy cập (direct, organic, referral, social, ads…).
- Theo dõi đối thủ cạnh tranh: Cho phép so sánh hiệu suất website giữa nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành, từ đó xác định cơ hội và điểm yếu cần cải thiện.
- Phân tích nguồn lưu lượng & hành vi người dùng: Hiểu rõ người dùng đến từ đâu (search engine, mạng xã hội, quảng cáo…) và họ hành xử như thế nào khi truy cập vào website.
- Khám phá xu hướng thị trường và ngành hàng: Giúp các marketer và nhà quản lý khám phá các domain tăng trưởng nhanh, ngành hàng có tiềm năng, hoặc xu hướng nội dung đang nổi bật.
- Hữu ích cho SEO, Paid Ads, chiến lược content và mở rộng thị trường.
Trải nghiệm Similarweb tại đây.
Ứng dụng thực tế:
- Benchmark digital traffic giữa các thương hiệu
- Xác định nội dung/landing page có hiệu quả chuyển đổi cao
- Đo lường mức độ phụ thuộc vào từng kênh (search, mạng xã hội…)
Ví dụ: Một startup thương mại điện tử đã dùng SimilarWeb để nhận ra rằng 80% traffic của đối thủ đến từ review blog, từ đó đầu tư vào hệ thống influencer review thay vì quảng cáo trả phí.
Lưu ý khi triển khai phân tích Insight khách hàng
- Không nên phụ thuộc vào một nguồn dữ liệu duy nhất – insight chất lượng cần đến từ sự giao thoa nhiều nguồn.
- Insight chất lượng cần kiểm nghiệm, cập nhật thường xuyên theo bối cảnh thay đổi.
3. Kết luận
Hiểu đúng – và khai thác sâu Insight khách hàng sẽ là lợi thế cạnh tranh bền vững cho bất kỳ thương hiệu nào trong giai đoạn chuyển đổi số. Việc ứng dụng các công cụ như SocialHeat, SocialTrend hay Google Trends không chỉ giúp marketer phản ứng nhanh với thị trường, mà còn mở đường cho các chiến lược dài hạn dựa trên dữ liệu.
Tìm hiểu thêm về Insight khách hàng tại: https://younetmedia.com/category/insight-khach-hang/