1.016 lượt xem
Để phát triển chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần hiểu khách hàng mà còn phải nắm bắt sâu sắc bức tranh toàn cảnh của ngành hàng. Đó là lý do khái niệm “insight ngành hàng” ngày càng được các marketer quan tâm. Hiểu đúng và khai thác hiệu quả insight ngành hàng sẽ giúp thương hiệu dự đoán xu hướng, tối ưu nguồn lực và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm, vai trò và cách ứng dụng insight ngành hàng trong thực tiễn.
1. Insight ngành hàng là gì?
Insight ngành hàng là những phát hiện mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp hiểu rõ điều gì đang thực sự diễn ra trong thị trường:từ thói quen và hành vi tiêu dùng đến cách các đối thủ cạnh tranh đang vận hành. Đó không phải là những con số đơn thuần, mà là kết quả của quá trình phân tích dữ liệu, từ đó rút ra những phát hiện quan trọng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể:
- Đưa ra quyết định chính xác hơn
- Đổi mới và phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu
Cải thiện trải nghiệm khách hàng và và nâng cao hiệu quả cạnh tranh.Khác với insight khách hàng, vốn tập trung vào nhu cầu, hành vi và động cơ cá nhân, insight ngành hàng hướng đến bức tranh tổng thể như: cập nhật xu hướng mới, chuyển động ngành hàng, mức độ ứng dụng công nghệ, sự thay đổi về các quy định pháp lý,…
Tìm hiểu thêm: Insight khách hàng là gì? Tầm quan trọng và 4 loại Insight phổ biến
2. Vì sao insight ngành hàng quan trọng đối với doanh nghiệp?
Việc đầu tư khai thác insight ngành hàng mang lại nhiều giá trị thiết thực cho doanh nghiệp ở cả góc độ chiến lược và vận hành:
- Ra quyết định dựa trên dữ liệu: Insight giúp doanh nghiệp hiểu rõ hành vi tiêu dùng, quy mô thị trường, nhu cầu thực tế và mức độ thay đổi, từ đó doanh nghiệp có cơ sở đưa ra các quyết định phát triển sản phẩm, đưa ra chiến lược giá hay kênh phân phối hiệu quả hơn.
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Khi hiểu thị trường tốt hơn đối thủ, doanh nghiệp có thể phát hiện khoảng trống trong ngành, xu hướng mới nổi, hoặc những mô hình kinh doanh chưa được khai thác triệt để.
- Hiểu khách hàng trong bối cảnh ngành: Insight ngành hàng giúp liên kết giữa nhu cầu cá nhân của khách hàng trong bức tranh tổng thể lớn hơn của toàn ngành, từ đó tạo ra chiến lược tiếp cận toàn diện hơn.
- Giảm thiểu rủi ro: Bằng cách dự đoán và có kế hoạch chuẩn bị trước để thích ứng kịp thời trước những thay đổi của thị trường, doanh nghiệp hạn chế được rủi ro khi tung sản phẩm mới hoặc mở rộng thị trường.
3. Cách khai thác insight ngành hàng hiệu quả
3.1. Xác định thị trường mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Bước đầu tiên là khoanh vùng chính xác thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động bao gồm phân khúc khách hàng, ngành hàng, đối thủ chính và các yếu tố liên quan. Phạm vi nghiên cứu quá lớn sẽ tạo ra lượng thông tin dàn trải, gây khó khăn trong việc phân tích và xây dựng chiến lược cụ thể. Ngược lại, khi xác định được phân khúc cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm ra những insight có thể áp dụng thực tế vào chiến lược.
3.2. Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (secondary data)
Tận dụng các nguồn dữ liệu có sẵn như báo cáo ngành, nghiên cứu thị trường từ các nguồn uy tín (YouNet Media, Statista, McKinsey, Nielsen, GSO, Euromonitor…), báo cáo tài chính của đối thủ, hoặc công cụ như Google Trends để hiểu về quy mô thị trường, xu hướng tiêu dùng và hành vi tìm kiếm.
Đây là bước tiết kiệm chi phí, giúp bạn nhanh chóng có cái nhìn toàn cảnh về ngành.
3.3. Thu thập dữ liệu sơ cấp (primary data)
Khi cần hiểu sâu hơn về động lực mua hàng, rào cản tiêu dùng hoặc nhận thức về thương hiệu, bạn nên tiến hành các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
- Khảo sát (Survey): Phù hợp khi cần thu thập ý kiến từ một số lượng lớn người tiêu dùng, nhằm đo lường mức độ nhận biết thương hiệu, hành vi mua sắm hoặc nhu cầu cụ thể.
- Phỏng vấn sâu (In-depth Interview): Dành cho các tình huống cần khai thác thông tin sâu về nhu cầu , mong muốn cá nhân – thường được dùng khi thương hiệu muốn khám phá insight mới chưa từng biết đến.
- Nhóm thảo luận (Focus Group): Giúp thương hiệu lắng nghe trực tiếp cảm xúc hoặc các mâu thuẫn ẩn sau hành vi của người tiêu dùng – đặc biệt hiệu quả khi cần hiểu rõ tâm lý trong một ngành hàng cụ thể.
- Social Listening: Là công cụ thu thập các thảo luận công khai trên mạng xã hội để tìm ra những vấn đề thật đang diễn ra, từ đó hình thành insight thực tế.
3.4. Phân tích và cập nhật theo chu kỳ
Việc nắm bắt insight ngành hàng không dừng lại ở việc thu thập thông tin hay nhìn vào dữ liệu đơn lẻ. Doanh nghiệp cần liên tục tổng hợp và phân tích để nhận ra các xu hướng nổi bật, những điểm chưa được giải quyết trong hành vi người tiêu dùng, hoặc cơ hội mới chưa được khai thác.
Để phát hiện insight ngành hàng có giá trị, doanh nghiệp cần thường xuyên đặt ra những câu hỏi mang tính định hướng như:
- Người tiêu dùng đã thay đổi hành vi gì trong vòng thời gian trở lại đây? (time range chi tiết tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu – dài hạn, ngắn hạn)
- Đối thủ nào đang đi lên mạnh mẽ? Và điều gì giúp họ đạt được điều đó?
- Có xu hướng công nghệ mới hay kênh phân phối nào đang tác động mạnh đến ngành?
Việc trả lời những câu hỏi này nên được thực hiện theo một quy trình có tính liên tục: quan sát – chọn lọc – đưa giả định – phân tích – cập nhật lại. Cách tiếp cận này giúp doanh nghiệp không chỉ theo kịp thị trường mà còn hiểu sâu các chuyển động đang diễn ra, từ đó rút ra những insight thực sự hữu ích.
Chẳng hạn, theo báo cáo từ YouNet Media, trong 8 tháng đầu năm 2023, ngành hàng F&B – chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh ghi nhận hơn 2,4 triệu lượt thảo luận và 31 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội. Lượng thảo luận tăng mạnh nhất vào giai đoạn tháng 6–8, thời điểm giới trẻ có xu hướng tụ tập, giải trí và ăn uống nhiều hơn. Bên cạnh đó, các thương hiệu như Jollibee, KFC và McDonald’s không chỉ dẫn đầu về số lượng nhắc đến, mà còn tạo ra nhiều chiến dịch quảng bá gắn với các biểu tượng Gen Z, chứng tỏ nỗ lực định vị trong phân khúc khách hàng trẻ.
Mức độ cạnh tranh trong ngành F&B đang được đẩy lên cao thông qua việc cá nhân hóa trải nghiệm và liên tục bắt trend với giới trẻ – thay vì chỉ tập trung vào khuyến mãi hay địa điểm. Do đó, doanh nghiệp nào muốn giữ vững vị thế trong ngành phải theo sát hành vi người tiêu dùng trên mạng xã hội, không chỉ để nắm bắt xu hướng mà còn để hiểu cách người tiêu dùng phản ứng, lựa chọn, và gắn bó với từng thương hiệu.
3.5. Chuyển hóa insight thành hành động
Quan trọng nhất, insight chỉ thực sự có giá trị khi được đưa vào hành động. Việc phát hiện ra một sự thật ngầm hiểu là chưa đủ nếu nó không được chuyển hóa thành chiến lược rõ ràng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp nên:
- Chia sẻ insight một cách thống nhất trong nội bộ, giúp các phòng ban – từ marketing, truyền thông đến phát triển sản phẩm – cùng hiểu và cùng khai thác.
- Ứng dụng insight vào các chiến lược cụ thể, như xây dựng định vị thương hiệu, lên kế hoạch truyền thông hay cải tiến sản phẩm.
- Liên tục đánh giá và cập nhật insight theo thời gian, vì thị trường và người tiêu dùng luôn thay đổi – và insight cũng cần thích ứng kịp thời với thực tế.
Kết luận
Trong một thị trường liên tục biến động, nơi hành vi người tiêu dùng thay đổi từng ngày, việc nắm bắt insight ngành hàng chính xác và kịp thời không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi, mà còn tạo ra lợi thế để đón đầu xu hướng. Insight ngành hàng không đơn thuần là những con số hay báo cáo, mà là kết quả của quá trình biến dữ liệu thành góc nhìn chiến lược.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ sinh thái công cụ phù hợp. YouNet Media là đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực nền tảng và dịch vụ phân tích dữ liệu từ Mạng xã hội và Thương mại điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm đồng hành cùng các công ty và tập đoàn hàng đầu, YouNet Media không chỉ giúp thương hiệu tối đa hóa hiệu quả mà còn tối ưu hóa chi phí, mang lại giá trị cao nhất từ Social Listening cho thương hiệu.
Đăng ký DEMO miễn phí ngay hôm nay tại https://www.younetmedia.com để nhận tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia ngành.