1.498 lượt xem
Chỉ chưa đầy 10 ngày (từ 20/07 – 12PM ngày 29/07/2024), “Wattpad không nói” đã “bứt tốc” trở thành TOP 1 SocialTrend Ranking – Lĩnh vực Social Slang với 89,9K thảo luận – 1,1M tương tác. Cùng YouNet Media điểm qua một số gợi ý cho các Marketers “bắt trend” đúng cách, đúng thời điểm.
1. Chưa đầy 10 ngày kể từ khi xuất hiện, “Wattpad không nói” trở thành slang viral nhất MXH
Theo ghi nhận từ SocialTrend từ ngày 21/07 – 12PM ngày 29/07/2024, “Wattpad không nói” hiện đang nắm giữ vị trí TOP 1 Slang viral nhất MXH, với 89,9K thảo luận – 1,1M tương tác. “Wattpad không nói” đã giúp cộng đồng mạng đắm chìm trong những câu chuyện được ngôn tình hóa từ đời thật và làm cho gen Z ngày càng thêm yêu Tiếng Việt, “phải nói là TÔI YÊU TIẾNG VIỆT”, “Mê trend nay, tiếng Việt hay mà đẹp dã man”, “Xịn thật sự, đúng kiểu vẻ đẹp văn học”.
Công thức tạo ra “cơn sốt” này chỉ đơn giản là sự so sánh giữa hai câu nói: “Wattpad không nói + câu văn đơn giản” và “Wattpad nói + câu văn phức tạp với ngôn từ bay bổng”, chẳng hạn: Wattpad không nói: “Anh yêu em” – Wattpad nói: “Nếu trái tim này biết nói, nó sẽ chỉ gọi tên em thôi”. Không dừng lại ở đó, cư dân mạng cũng nhanh chóng tạo ra những biến thể rất thú vị từ slang này: “Nhà thơ không nói – Nhà thơ nói”, “Thương hiệu không nói – Thương hiệu nói”, “Idol không nói – Idol nói”,…
2. TOP 10 nguồn tạo ra thảo luận và tương tác khủng cho “Wattpad không nói”
Mạng xã hội đột nhiên được “ngôn tình hóa” làm biết bao người “tan chảy”. Đứng trước viễn cảnh này, để “bắt đúng trend” thì các Marketers có thể tìm kiếm cảm hứng từ những nguồn nào?
Slang “Wattpad không nói” hiện đang viral nhất trên nền tảng Facebook với hơn 56% thị phần thảo luận, trong đó Facebook Page chiếm đến 51,8%, Facebook Group chiếm 4,8%. Kế đến là TikTok chiếm 42,7% thị phần.
Theo ghi nhận từ SocialTrend, TOP 10 nguồn tạo ra thảo luận và tương tác khủng cho “Wattpad không nói” chính là các hot page, hot group như Đậu Hũ Thối, Insight mất lòng, Present., Tumblr Vietnam, Ngôn Tình Club, và một số tài khoản TikTok nổi bật như Him.., RYEON, chạy trốn tình yêu, Mai Chi..
3. Thương hiệu nên tận dụng “Wattpad không nói” như thế nào để trở nên nổi bật?
3.1. Sáng tạo nội dung với “Wattpad không nói”
Dookki VietNam chính là ví dụ điển hình nhất trong trường hợp này. Gần như là nhãn hàng “bắt trend” sớm nhất, Dookki đã tinh tế lồng ghép tên thương hiệu và các món ăn hấp dẫn của mình vào bài truyền thông sử dụng slang “Wattpad không nói”. Kết quả là bài viết đạt được Top#26 Nội dung thịnh hành trên nền tảng SocialTrend với 593 thảo luận – 2,99K tương tác. Không ít người dùng tỏ ra rất thích thú: “Wattpad nào nói bà đưa link cho tui”, bình luận “thèm” và tag bạn bè để rủ nhau đi ăn: “Tui thèm gà sốt quá”, “Chân gà kìa”, Đà Nẵng update món mới chưa sốp để em đi ăn cho nóng, “Đi nữa đi bạn ơi”,…
Ngoài ra, Marketers có thể thay thế “Wattpad không nói – Wattpad nói” theo nhiều format khác nhau như “Thương hiệu không nói – Thương hiệu nói”, “Khách hàng không nói – Khách hàng nói”, “Khách hàng nói – Nhưng ý khách hàng là”… để truyền tải lợi ích sản phẩm, thông điệp quảng bá một cách trendy hơn.
3.2. Tạo các hoạt động tương tác (minigame, thử thách sáng tạo,…)
Marketers có thể tranh thủ thu hút sự chú ý của khán giả với minigame, thử thách người dùng sáng tạo nội dung nhằm khuyến khích khách hàng chia sẻ cảm nhận về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ với slang “Wattpad nói – Wattpad không nói”. Những chia sẻ chân thực và thú vị từ người chơi cũng có thể là những content độc đáo để thương hiệu truyền thông và “flex” về chính mình.
Tạm kết
Theo dữ liệu mới nhất từ SocialTrend, slang “Wattpad không nói” vẫn đang nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Marketers có thể cân nhắc để đầu tư sáng tạo nội dung, hình ảnh, video với slang “Wattpad nói – Wattpad không nói” để tăng khả năng viral.
Để không bỏ lỡ những “ứng viên” cho nội dung “bắt trend” sắp tới, Marketers có thể theo dõi hot trend mỗi ngày trên nền tảng đo lường xu hướng tại đây.