1.030 lượt xem
Nghiên cứu thị trường là nền tảng thiết yếu để doanh nghiệp xây dựng chiến lược hiệu quả, thấu hiểu người tiêu dùng và nắm bắt cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn thường mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình này. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất mà các doanh nghiệp cần tránh.
1. Không xác định rõ mục tiêu nghiên cứu
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức “tìm hiểu thị trường” chung chung, mà không cụ thể hóa nhu cầu cụ thể là họ cần gì. Vì thế, trong nghiên cứu thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, việc thiết lập mục tiêu rõ ràng là rất quan trọng.
- Đánh giá xem sản phẩm mới có thể “hạ cánh an toàn” hay không.
- Khai thác insights để xây dựng chiến lược marketing “đúng người, đúng thời điểm”.
Vậy để các dự án, chiến dịch không “đứt gánh giữa đường”, hay việc thu thập dữ liệu về chưa có nhiều giá trị, làm lãng phí các nỗ lực đầu tư, doanh nghiệp cần phải làm gì? Bí quyết rất đơn giản, đó là hãy bắt đầu với một mục tiêu thật cụ thể.
Ví dụ: Tìm hiểu những insight sâu sắc của nhóm khách hàng 25–35 tuổi, đang sinh sống tại các đô thị lớn, về thói quen sử dụng đồ uống giải khát để xác định nguồn dữ liệu ban đầu cho việc nghiên cứu thị trường xoay quanh nhu cầu tiêu dùng nước giải khát.
Khi đã có “kim chỉ nam” rõ ràng, mọi con số bạn thu về mới thực sự có ý nghĩa, và hành trình nghiên cứu sẽ bớt chông gai hơn rất nhiều cho các giai đoạn về sau.
2. Lựa chọn sai phương pháp nghiên cứu
Với “cuộc chơi” nghiên cứu thị trường, việc lựa chọn phương pháp hay nền tảng tiếp cận phù hợp với mục tiêu nghiên cứu được xem là một chiến lược quan trọng.
Ví dụ, khi cần nghiên cứu độ thảo luận các thương hiệu thẩm mỹ làm đẹp để nắm rõ cục diện và tình hình hoạt động trên mạng xã hội, việc tìm kiếm một nền tảng phân tích dữ liệu thông minh sẽ giúp tối ưu hóa nhu cầu khai thác dữ liệu và tiết kiệm thời gian, và Social Listening là sự lựa chọn khá hoàn hảo.
Không chỉ thể hiện được góc nhìn tổng quan về lượng thảo luận trung bình mỗi tháng, phương pháp tiếp cận và phân tích từ Social Listening còn khai thác tốt và có sự so sánh về mức độ tăng giảm (có giai đoạn tăng đáng kể) về lượng thảo luận.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, trung bình mỗi tháng thảo luận về TOP 10 thương hiệu thẩm mỹ làm đẹp tăng 49%. Trong đó, sự tăng trưởng ấn tượng nhất là ở giai đoạn T5 – 7/2023, tổng thảo luận của TOP 10 tăng 233.36% so với trước đó, đạt 323.7K thảo luận. Cụ thể, 2 tháng có lượng thảo luận tăng đáng kể nhất là tháng 5 (tăng 64.89%) và tháng 7/2023 (tăng 92.7%).
3. Bỏ qua phân tích đối thủ cạnh tranh
Nếu không để ý xem các đối thủ cạnh tranh đang diễn ra như thế nào, doanh nghiệp rất dễ tự “thủng lưới” ngay trên sân nhà.
Hãy lấy ví dụ trong ngành trà sữa: Trong ba tháng hè sôi động (từ 01/06 đến 31/08/2024), Phê La đã khiến cộng đồng mạng một phen “dậy sóng”. Họ không chỉ bứt phá về lượt tương tác, mà còn vượt qua cả những tên tuổi đình đám như Gong Cha, LaSiMi và Bobapop!
Vậy bí mật nằm ở đâu? Chính là chiến dịch “cà phê lúc 4 giờ sáng” – một ý tưởng đầy phóng khoáng nhưng lại cực kỳ đúng gu giới trẻ. Khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ, Phê La vẫn âm thầm “tiếp sức”, truyền cảm hứng cho những phút giây sáng tạo bất tận.
Theo dõi chỉ số quan tâm của người tiêu dùng trong suốt mùa hè (dữ liệu từ nền tảng SocialHeat từ YouNet Media), có thể nhận thấy Phê La không chỉ nhắm đúng nhu cầu mà còn khéo léo “chạm” vào cảm xúc, tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ – điều mà nhiều đối thủ vẫn đang bỏ ngỏ. Và đó chính là mảnh ghép quan trọng nhất để doanh nghiệp luôn dẫn đầu cuộc chơi!
Vậy từ các dữ liệu thống kê trên về diễn tiến mức độ quan tâm đến thương hiệu Phê La, các thương hiệu trà sữa cần làm gì để không tụt lại phía sau?
- Đẩy mạnh sáng tạo nội dung: Khai thác những “giây phút vàng” trong ngày và xu hướng mới nhất để “ghi điểm” khác biệt.
- Cá nhân hóa qua dữ liệu: Dựa trên thói quen và sở thích, thiết kế chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi phù hợp cho từng nhóm khách hàng.
- Xây dựng cộng đồng gắn kết: Lắng nghe, phản hồi nhanh trên mạng xã hội để biến khách hàng thành những “đại sứ” trung thành.
Hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu chính, nhưng doanh nghiệp vẫn rất cần tập trung nghiên cứu đối thủ để có những thích ứng, điều chỉnh phù hợp.
- Chủ quan trong phân tích dữ liệu
Khi đặt bản thân vào thế giới dữ liệu, chúng ta dễ vướng vào “bẫy” cảm tính và thành kiến, khiến kết quả phân tích có thể lạc lối, ảnh hưởng trực tiếp đến từng bước đi của chiến lược kinh doanh. Một số thiên kiến dễ nhận thấy nhất:
- Confirmation bias: Chỉ chăm chăm “săn” những con số ủng hộ giả thuyết ban đầu.
- Availability bias: Thích xài dữ liệu “nằm trong tầm tay” dù nó không đại diện cho bức tranh toàn cảnh.
- Framing effect: Câu hỏi chưa tinh ý đã vô tình “dắt mũi” người phân tích.
Theo khảo sát của BARC, có đến 58% quyết định kinh doanh dựa nhiều vào “cảm tính” (gut feel) hơn là dữ liệu khách quan. Thậm chí, chúng ta chỉ tận dụng khoảng 50% thông tin có sẵn, đồng nghĩa với việc bỏ phí nguồn lực khổng lồ và tiềm ẩn sai sót lớn trong các quyết định quan trọng.
Làm sao để tránh “lạc đường” hay quá chủ quan trong phân tích dữ liệu?
- Xác định giả thuyết rõ ràng trước khi gom góp và xử lý dữ liệu.
- Áp dụng phân tích mù đôi (double-blind): Giảm thiểu ảnh hưởng từ kỳ vọng ban đầu và nguồn gốc dữ liệu.
- Checklist kiểm soát bias: Ví dụ, chủ động tìm kiếm và soát lại những thông tin còn mơ hồ, lăn tăn và chưa chắc chắn.
- Đa dạng hóa tư duy phản biện: Khuyến khích nhiều góc nhìn cùng tham gia thảo luận, để ý từng chi tiết nhỏ nhất.
5. Không cập nhật dữ liệu thường xuyên
Công nghệ số phát triển không ngừng, việc sử dụng các dữ liệu lỗi thời chẳng khác nào chiếc la bàn hỏng – dẫn lối sai và kéo bạn tụt lại phía sau. Tuy nhiên, không phải các tập đoàn hay doanh nghiệp nào cũng có đủ ngân sách để duy trì phân tích dữ liệu liên tục để ứng dụng cho các vấn đề, chiến dịch quan trọng.
Tại sao dữ liệu cũ lại nguy hiểm?
- Mất độ nhạy với xu hướng: Thị trường thay đổi liên tục: hành vi người tiêu dùng, đối thủ mới, công nghệ từ đó mà dữ liệu trở nên không còn nhiều giá trị.
- Ra quyết định sai lầm Ví dụ: doanh số bán hàng giảm đột ngột do đối thủ tung khuyến mãi, nhưng bạn không biết vì chưa cập nhật dữ liệu kịp thời → tiếp tục đẩy thêm hàng tồn kho, càng đọng vốn.
- Lãng phí nguồn lực: Việc đầu tư cho chiến dịch marketing, tuyển dụng kênh phân phối dựa trên insight “còn nóng” nhưng nếu dữ liệu quá hạn, doanh nghiệp sẽ vừa tốn chi phí, vừa mất thời gian.
Vậy làm sao để đảm bảo dữ liệu luôn được update?
Các doanh nghiệp cần lên lịch làm mới theo nhóm chỉ tiêu: KPI doanh số cập nhật hàng tuần, khảo sát khách hàng mỗi tháng, phân tích cạnh tranh mỗi quý… và đừng quên tạo lịch nhắc tự động trên Google Calendar hay Outlook để team Research không bỏ sót.
Việc tự động hóa thu thập qua API, web-scraper hoặc tích hợp CRM với dashboard BI, kèm cảnh báo khi có biến động vượt ngưỡng (ví dụ website traffic giảm 20% so với bình thường).
Cuối cùng, xây dựng dashboard linh hoạt trên Google Data Studio, Power BI hay Tableau với bộ lọc theo ngày/tháng và phân quyền cho Sales, Marketing, Sản phẩm – ai cũng dễ dàng truy cập ngay, không cần chờ báo cáo tay.
Hoặc để chủ động và có mục tiêu chiến lược hơn nữa, các doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng nền tảng Social Listening tích hợp AI, giúp tự động thu thập và phân tích hàng triệu thảo luận trực tuyến mỗi ngày, tổng hợp thành các báo cáo trực quan về xu hướng, cảm xúc, mức độ ảnh hưởng,…
YouNet Media – công ty tiên phong và dẫn đầu về Social Listening – đã phát triển nền tảng SocialHeat thu thập dữ liệu khổng lồ từ đa kênh mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram, YouTube, v.v.) theo thời gian thực, cung cấp nguồn thông tin phong phú cho phân tích.
Tạm kết
Khi tránh được những sai lầm cơ bản, doanh nghiệp sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro và tận dụng tối đa những cơ hội tăng trưởng.
Đặc biệt, việc khai thác dữ liệu Social Listening như các đề xuất mà YouNet Media đề cập đến trong bài viết này, sẽ giúp bạn “bắt sóng” kịp thời mọi xu hướng, thấu hiểu sâu sắc tâm lý khách hàng và nhanh chóng ứng phó với những biến động không ngừng của thị trường.
Nghiên cứu thị trường không chỉ đơn thuần là thu thập số liệu, mà là một hành trình phân tích sắc sảo, chính xác và kịp thời, giúp doanh nghiệp vững bước vượt qua thử thách và chinh phục những đỉnh cao mới.