4.804 lượt xem
Kể từ sau cú hích U23 Châu Á 2018, bóng đá Việt Nam sau gần một thập kỷ bị chìm vào lãng quên và định kiến, đã khởi sắc trở lại vô cùng mạnh mẽ.
Với sự phát triển của mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm. Người ta không thể phủ nhận về mức độ ảnh hưởng của các cầu thủ trên hầu hết các phương tiện truyền thông. Những status triệu like, video triệu view, số lượng followers “tăng không ngừng nghỉ” của U23 đã khiến các nhãn hàng phải cạnh tranh nhau để có được hợp đồng quảng cáo với cầu thủ.
Thị trường Influencer Marketing lại càng trở nên sôi động hơn khi hàng loạt nhãn hàng ở khắp các ngành hàng từ thực phẩm, y tế đến công nghệ thi nhau chi ngân sách khủng để có thể cạnh tranh mang về cho mình những influencer có sức ảnh hưởng mạnh nhất, nó được biết đến với cái tên “cuộc chiến tỷ đô” giữa các ông lớn. Có thể lấy ví dụ như hợp đồng quảng cáo giữa Shopee với thủ môn Bùi Tiến Dũng – cái tên hot nhất sau cơn sốt U23, hay tiếp sau đó với màn hợp tác huyền thoại với siêu sao Ronaldo CR7.
Việc bắt trend cùng xu hướng bóng đá chắc chắn đưa chỉ số “yêu thích” (sentiment score) của các thương hiệu gia tăng nhanh chóng. Một trong số đó là việc hợp tác hình ảnh quảng cáo cùng với các cầu thủ.
Sức hút của môn thể thao vua ảnh hưởng đến khắp các giai tầng xã hội. Mọi chuyển động của giải đấu đều được người hâm mộ Việt Nam theo sát. Đây là giai đoạn mà kể cả những người nội trợ cũng có thể trở thành chuyên gia phân tích, bình luận viên bóng đá.
Không chỉ xem trận đấu, các hoạt động bên lề cũng được người Việt Nam quan tâm ở mức độ cao. Minh chứng cho điều này, đó là việc những video cắt ghép sau trận đấu, nội dung giải trí về cầu thủ thôi cũng đã lên đến con số chục ngàn hay hàng trăm ngàn like, triệu view.
Nhằm thỏa mãn cơn khát thông tin của nhóm người hâm mộ và nhóm người “theo phong trào hâm mộ” những anh hùng sân cỏ nước nhà. Những “gương mặt vàng” trong làng cầu thủ được thương hiệu booking đóng quảng cáo nhiều nhất tại Việt Nam có thể kể đến những cái tên như: Bùi Tiến Dũng, Quang Hải, Công Phượng, Công Vinh, Hà Đức Chinh,….
Theo hệ thống của SociaLift, hiện nay có 99 hồ sơ Professional Football players, trong đó có 33 mega Influencer (có trên 200.000 follower). Sức ảnh hưởng của các cầu thủ cũng không thua kém bất cứ một celeb lâu năm nào (thậm chí còn cao hơn). Và không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn chính liên quan đến thể thao, số liệu từ Socialift chỉ ra rằng, một số cầu thủ còn có những ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực liên quan như: Thể hình, chăm sóc sức khỏe, thời trang,…
Thống kê của Socialift còn cho thấy, số Followers của các cầu thủ U23 Việt Nam như Quang Hải, Văn Lâm, Bùi Tiến Dũng, Công Phượng, hầu hết trong số đó là giới trẻ, thuộc thế hệ Z, trong độ tuổi từ 18-24 – Độ tuổi vàng của dân số Việt Nam. Ngoài tiềm năng về sức tiêu thụ trong tương lai, gen Z sinh ra đã là những người liên quan mật thiết tới internet, là “thế hệ tạo xu hướng” cho những nhóm tuổi còn lại, đặc biệt là những xu hướng của nền văn hóa đại chúng như âm nhạc, phim ảnh, thể thao, ẩm thực, thời trang hay công nghệ. Họ cũng là những người chăm chỉ tương tác nhất trên mạng xã hội, chịu bỏ hàng giờ để “cày view” cho thần tượng. Là mục tiêu chính của nhóm đối tượng này, cầu thủ có thể có hàng trăm ngàn follower trong vòng vài tuần chỉ sau một trận thắng và cũng có thể mất hàng ngàn followers, nhận về hàng rổ “gạch đá” chỉ sau một sai lầm nhỏ.
Tuy vậy, sức nóng và tầm ảnh hưởng của “môn thể thao vua” và “những anh hùng sân cỏ” vẫn luôn là miếng mồi béo bở mà bất kì một nhãn hàng nào cũng muốn có được. Đặc biệt là lúc nền bóng đá nước nhà đang ngày một đi lên và có những thành tựu nổi bật, thì tiềm năng và sức ảnh hưởng của cầu thủ sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.
Những thương hiệu lớn đang bắt tay với cầu thủ theo những hình thức nào?
Sức mạnh của cộng đồng người hâm mộ bóng đá Việt Nam về cả số lượng đến mức độ “cuồng” là không thể phủ nhận. Loạt ngôi sao sân cỏ đã trở thành gương mặt đại diện trong các hoạt động Marketing của nhiều thương hiệu lớn. Có thể kể đến như: LG, Yamaha, Vivo hợp tác cùng Quang Hải; Shopee, Kido hợp tác với Bùi Tiến Dũng; Clear Men, Z.com bắt tay cùng Công Phượng,….Mỗi hoạt động này đều thu hút được hàng trăm ngàn lượt xem và tương tác.
Qua các chiến dịch của các thương hiệu có sự hợp tác với cầu thủ, nhìn chung các hình thức quảng bá hình ảnh, sáng tạo nội dung đều được thương hiệu lên kịch bản gần như 100%, thường rơi vào 3 hình thức sau:
- Giới thiệu sản phẩm, thương hiệu trên trang cá nhân. Bài review ngắn của Quang Hải với dịch vụ của Vietjet Air (Link), Hà Đức Chinh và Văn Hậu với hình ảnh nổi bật trên background của Clear Men (Link)
- Tham dự sự kiện Bùi Tiến Dũng và Quang Hải tại sự kiện của Kido (Link)
- Quay quảng cáo TVC Chinh phục giấc mơ lớn, tvc quảng cáo được đầu tư hoành tráng của LG hợp tác với Quang Hải (Link)
Cả 3 hình thức đều có những ưu điểm riêng phục vụ cho mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách thực hiện và kiểm soát nó sao cho hiệu quả mới là thứ làm người ta phải suy nghĩ.
Ở 2 hình thức quay quảng cáo TVC và tham gia sự kiện, vấn đề cần xử lý là kịch bản và việc sử dụng hình ảnh của cầu thủ để thu hút người xem, 2 hình thức này cần doanh nghiệp chú trọng đầu tư về nội dung, hình thức, tính thẩm mỹ hay khả năng “tạo mood” để đạt được hiệu quả xem tốt nhất. Ưu điểm của hình thức quảng cáo đó là độ tiếp cận rộng rãi, nhược điểm đó là khó đo lường và ngân sách lớn.
Tuy nhiên đối với hình thức đầu tiên, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu trên trang cá nhân, cũng là hình thức hợp tác phổ biến nhất hiện nay với các influencers bởi tính hiệu quả và phổ biến của nó, thì vấn đề mà thương hiệu cần phải giải quyết không chỉ dừng lại ở việc “đẩy thông tin” đến với khách hàng và ngồi quan sát chiến dịch sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh số. Bởi mạng xã hội không chỉ nhận thông tin, “công dân mạng” được trao quyền để tự do phản hồi những cảm xúc thật của chính mình. Vì thế, thương hiệu khi hợp tác với cầu thủ không những phải biết mình đang nói chuyện với những ai, mà còn phải biết được đặc điểm, sở thích của nhóm đối tượng followers của cầu thủ đó như thế nào, đồng thời phải có kế hoạch phòng trừ khủng hoảng, điều hướng thảo luận của nhóm người đi đúng với mục tiêu của chiến dịch.
Mặc dù không hề đơn giản, nhưng các nhãn hàng, thương hiệu vừa và nhỏ lại thường coi nhẹ vấn đề tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn người phù hợp, mà chỉ dựa vào độ “hot” của cầu thủ sau những trận thắng làm tiêu chí ưu tiên để hợp tác. Chính cách làm sai ngay từ đầu sẽ dẫn đến kết quả không mấy khả quan cho cả một chiến dịch Marketing.
Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất ở hình thức hợp tác đầu tiên này, thương hiệu cần xử lý được 2 vấn đề sau:
- Chọn đúng cầu thủ có ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu.Thương hiệu cần phải hiểu đúng ngay từ đầu rằng đối tượng thực sự mà thương hiệu nhắm tới không phải người cầu thủ mà là cộng đồng người hâm mộ họ. Thương hiệu của bạn chưa “chạm” được tới trái tim khách hàng, hãy để influencer thay bạn làm điều đó. Tuy nhiên, để biết được người theo dõi của cầu thủ đó gồm những ai, sở thích của họ ra sao, chúng ta không thể tự mình kiểm duyệt hàng triệu hồ sơ và trăm ngàn bình luận được. Trên thị trường có rất nhiều agency hoặc nền tảng có thể giúp thương hiệu liên hệ kết nối với các cầu thủ, nhưng chỉ duy nhất nền tảng Socialift mới có thể biết chính xác rằng ai mới laf người thực sự phù hợp với thương hiệu của bạn.
- Theo dõi phản hồi của khách hàng với nội dung mà cầu thủ đã đăng tải, điều hướng cuộc trò chuyện. Mạng xã hội là “con dao hai lưỡi” với những thông tin mà thương hiệu truyền đạt. Sẽ như thế nào nếu như thương hiệu bỏ ra một khoản tiền khổng lồ cho Marketing hợp tác với cầu thủ nhưng những cuộc trò chuyện với khách hàng của cầu thủ lại không hướng về thương hiệu, hay nói cách khác là “câu chuyện đi quá xa”, kết quả là thương hiệu không đạt được mục đích của mình.
Tới đây thì bạn đã hiểu rằng, để đánh giá hay ký kết hợp đồng với một cầu thủ là influencer thì marketer không thể chỉ nhìn số followers, hay tìm những bài viết phân tích, đánh giá “sơ sơ” về cầu thủ đó. Chúng ta cần “bằng chứng” từ những con số cụ thể để đưa ra kết luận chính xác!
Hãy nhớ rằng, AI không thay thế được quyết định của còn người, nhưng nó sẽ giúp con người ra được quyết định đúng đắn nhất.
Với hệ thống các chỉ số của SociaLift, gồm Active User rate, Relevance Score, Sentiment Score và Resonance Score, thương hiệu sẽ dễ dàng ra được quyết định và đạt được hiệu quả mong muốn khi hợp tác với Influencer. Đăng ký sử dụng tại đây.
Socialift là nền tảng dữ liệu Influencer lớn nhất Việt Nam với hơn 20.000 Influencers trên Facebook, Youtube và Instagram thuộc 60 ngành hàng và 70 nghề nghiệp, lĩnh vực. Được kế thừa từ thành công của social listening về công nghệ thu thập dữ liệu, cũng như kinh nghiệm nhiều năm về phân tích, đánh giá, đo lường insight người dùng, ngành hàng & truyền thông từ Social data của YouNet Group (với YouNet Media và Buzzmetrics), Socialift hướng đến cung cấp giá trị hữu ích thực sự cho nhãn hàng trong việc lên kế hoạch, thực hiện & quản lý các chiến dịch influencer marketing hiệu quả hơn. Free Demo tại: https://socialift.asia