1.879 lượt xem
Ngộ độc thực phẩm, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe của trẻ em mùa hè là những nỗi lo “nhức nhối” liên tục được người dùng quan tâm, bàn luận trong mùa hè 2024, cũng là mùa hè chuỗi ngày nắng nóng kéo dài kỷ lục trong 30 năm gần đây – theo dữ liệu từ SocialHeat, YouNet Media.
* Disclaimer: Bài viết thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ nền tảng SocialHeat và phân tích các thảo luận có liên quan đến vấn đề đột quỵ, ngộ độc thực phẩm và bệnh trẻ em trong thời gian 1/3/2024 – 20/5/2024. Dữ liệu được thu thập từ các thảo luận công khai trên Facebook, TikTok, Youtube, Online News, Forum,… bởi Nền tảng SocialHeat, YouNet Media.
Theo các chỉ số đo lường từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tháng 4 năm nay cũng là đợt nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ nhiều nơi vượt ngưỡng 40 độ và kéo dài nhiều ngày liên tiếp. Nắng nóng gay gắt kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe và nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong đó, 3 vấn đề sức khỏe được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội là đột quỵ, ngộ độc thực phẩm và nhóm bệnh trẻ em mùa hè 2024.
1. Ở thời điểm nắng nóng vượt ngưỡng, thảo luận về đột quỵ trên MXH TĂNG HƠN 240%
Trong 5 tháng đầu năm 2024 (1/1 – 20/5/2024), có đến 360,2K thảo luận liên quan đến đột quỵ trên MXH. Trong đó, tháng 4 là đỉnh điểm thảo luận khi ghi nhận hơn 116,5K thảo luận về đột quỵ, TĂNG HƠN 240% so với tháng trước đó (tháng 3/2024). Theo Bộ Y tế, nguy cơ đột quỵ có thể tăng thêm 10% khi nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C; và cũng theo các chỉ số đo lường từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tháng 4 năm nay cũng là đợt nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ nhiều nơi vượt ngưỡng 40 độ và kéo dài nhiều ngày liên tiếp. Tình hình nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa thấp cũng được dự báo sẽ tiếp tục diễn tiến trong tháng 5 và 6, tạo ra nhiều vấn đề khó chịu cho cả tinh thần và thể chất của cộng đồng.
70% người thảo luận về đột quỵ trong độ tuổi từ 18-35 & “Phòng tránh đột quỵ” là TOP 1 chủ đề được quan tâm nhiều nhất
Người thảo luận về đột quỵ cũng đang có xu hướng trẻ hóa, minh chứng là gần 70% người thảo luận trong độ tuổi từ 18-35. Trong đó, độ tuổi thảo luận nhiều nhất là từ 25-34 tuổi, chiếm hơn 50%. Không ít thảo luận trên MXH bày tỏ sự lo ngại về việc đột quỵ đang trẻ hóa “Bây giờ lắm bệnh quá, tí tuổi đã đột quỵ”, “đáng sợ quá, giờ tuổi trẻ cũng bị đột quỵ”, “Bệnh này nguy hiểm lắm lun. Đến và đi bất ngờ”.
Trong dòng thảo luận có cả sợ hãi, hoang mang và tự trấn an lẫn nhau, phòng tránh đột quỵ là chủ đề người dùng quan tâm thảo luận nhiều nhất với hơn 35%. Tìm kiếm thuốc, kêu gọi tập luyện thể thao, ăn uống lành mạnh, hay đi tầm soát là những phương pháp chủ động phòng tránh đột quỵ được nhiều người quan tâm. Điển hình như “Giờ muốn mua thuốc phòng thì mua ở đâu vậy và loại nào tốt”, “nói chung là nên tập thể thao thường xuyên” hay “mình thấy mn nên đi khám tầm soát, từ 40 tuổi là nên đi rồi, có thể tầm soát định kỳ mỗi 3-5 năm/lần.”. Theo dữ liệu từ Dashboard theo dõi Top 20 bệnh viện hàng tháng HOSPITAL MARKETING INTELLIGENCE của YouNet Media thì gói tầm soát đột quỵ luôn nằm trong TOP 10 gói khám được quan tâm thảo luận nhiều nhất trên MXH từ đầu năm đến nay.
>> Xem chi tiết Dashboard HOSPITAL MARKETING INTELLIGENCE theo dõi ngành bệnh viện tại đây.
Tiếp đó, các triệu chứng về đột quỵ là TOP 3 chủ đề được cộng đồng mạng liên tục chia sẻ, lan toả để cảnh báo và hướng dẫn nhau khi nhắc đến đột quỵ, chiếm hơn 19,10% thảo luận: “Tay chân co quắp; khó thở; kèm theo cảm giác rần rần khắp người”, “giật mình dậy sau khi ngủ thì ngực co thắt, rất khó thở có phải là dấu hiệu đột quỵ khi ngủ k ạ?”, “ngón tay trỏ bị co rút lại có phải dấu hiệu phản ánh đột quỵ k”,…. Một điểm đáng chú ý trong dòng thảo luận là người dùng vẫn còn chưa phân biệt giữa đột quỵ với các bệnh khác như nhồi máu cơ tim, đột tử: “Đột quỵ và đột tử giống nhau hay khác nhau”, “ai đó phân biệt giữa đột quỵ và nhồi máu cơ tim đi”,…
Cả 5 yếu tố trên đều là những băn khoăn, trăn trở của cộng đồng mạng trước một trong những vấn đề sức khỏe nổi cộm không chỉ mùa hè năm nay mà còn dần trở thành nỗi lo mơ hồ của toàn cộng đồng. Đây sẽ là nội dung mà các bệnh viện, phòng khám, đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc & rèn luyện sức khỏe,… có thể đào sâu hơn trong quá trình xây dựng thông điệp tiếp cận với người dùng trên MXH. Tham khảo trên thị trường Bệnh viện Tư nhân Việt Nam từ đầu tháng 3 tới nay, các bệnh viện đã khá năng động khi truyền thông về đột quỵ và các gói tầm soát. Dễ thấy nhất là các buổi livestream cùng chuyên gia, CTKM gói tầm soát đột quỵ hay các bài đăng quảng bá chuyên môn, thiết bị của bệnh viện,…
2. Ngộ độc thực phẩm – Trong 2 tháng gần nhất (1/3-20/5), lượng thảo luận về ngộ độc tăng 72% so với cùng kỳ 2023
Theo Bộ Y tế, 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận 36 ca ngộ độc. Số vụ ngộ độc giảm so với cùng kỳ năm 2023 (5 tháng đầu năm 2023 xảy ra 40 vụ ngộ độc), tuy nhiên số người bị ngộ độc tăng 1.432 người (tăng 202,8% so với cùng kỳ năm trước).
Liên tục trong 2 tháng gần nhất (1/3 – 20/5/2023), mạng xã hội cũng không ngừng dậy sóng với các tin tức đáng lo ngại xoay quanh hàng loạt ca ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: lượng tương tác tăng 63% và thảo luận tăng 72% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đỉnh điểm thảo luận về ngộ độc rơi vào tháng 4/2024 khi lượng thảo luận tăng 79% so với tháng trước (tháng 3/2024), đạt 30,7K thảo luận. Tâm điểm của cơn sóng thảo luận Tháng 4/2024 này đến từ hai sự vụ lớn là sự vụ ngộ độc tại Trường Vĩnh Trường & sự vụ tại cơ sở bánh mì cô Băng. Cả hai sự vụ lớn đã khiến không ít người dùng hoang mang “Bánh mỳ kiểu gì mà ngộ độc nhiều thế nhỉ”, “nguy hiểm, sợ quá”, “Sau cho ăn bánh mì k z ta. Haiz”
3. Bệnh mùa hè ở trẻ em – “Nỗi lo cồn cào” của các Bố Mẹ Millennials, Gen Y, Gen Z
Chuyển mùa, thời tiết nóng bức kéo dài cũng là mùa dễ bùng phát các bệnh truyền nhiễm và bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, đặc biệt với trẻ em vì có sức đề kháng kém. Trong đó, vaccine là phương pháp phòng ngừa chủ động được nhiều mẹ quan tâm.
Ở bài viết tiếp theo, cùng YouNet Media khám phá:
- Đâu là 10 nhóm bệnh trẻ em được các Mẹ “bận lòng nhất” mùa hè 2024?
- Vaccine liệu có phải lựa chọn hàng đầu của các Mẹ khi lựa chọn phương án phòng bệnh cho con?
- “Giá cả” hay “nguồn gốc vaccine” là yếu tố khiến các Mẹ bận tâm nhiều nhất?
- Bị giới hạn truyền thông, vậy đâu là nơi mẹ tìm đến khi cần tiêm vaccine cho con?