6.532 lượt xem
Khác với tháng 9, 10, các trào lưu tháng 11 trên Social Media mang tính xã hội hơn. Trong đó, sự kiện nổi bật nhất tháng là Pray For Paris, cộng đồng mạng cùng hướng về kinh đô ánh sáng sau sự kiện khủng bố. Đồng thời, lễ hội mua sắm Black Friday và talkshow Bitches in Town – chương trình mang tính chất “trào phúng, châm biến” đầu tiên ở Việt Nam cũng đã gây ra các cuộc tranh cãi nảy lửa và trở thành những chủ đề nóng nhất trên Social Media tháng 11.
Giải pháp lắng nghe và phân tích người dùng trên các mạng xã hội Social Listening, SocialHeat kì này sẽ phân tích hai sự kiện mang tính chất quốc tế đã dậy sóng dư luận trong tháng 11 là Pray for Paris và Black Friday. Xem bài viết phân tích cụ thể về talkshow Bitches in Town tại đây.
Pray for Paris
Sau sự kiện khủng bố tấn công Paris vào đêm ngày 13/11, những lời chia sẻ quan tâm người dân Paris cùng biểu tượng, hashtag #PrayforParis tràn ngập khắp các trang mạng xã hội Việt Nam, lẫn trên toàn thế giới.
Cách facebook dẫn dắt truyền thông và tạo nên phong trào từ sự kiện Pray for Paris
Facebook nhanh chóng cho thấy sự nhanh nhạy mình với việc cho ra đời chức năng hỗ trợ cho các nhu cầu chia sẻ cảm xúc của người dùng đúng lúc, đã đưa chủ đề “Pray For Paris” vượt ra ngoài một sự kiện chính trị, xã hội thông thường và phản ánh tâm lý đám đông ngày nay.
Tính năng Safety Check (Tôi an toàn) được ra đời sau 3 tiếng đồng hồ khi vụ khủng bố xảy ra, để người dùng tại Pháp có thể thông báo tình hình an toàn của mình cho bạn bè trên Facebook không lo lắng.
Sau SafeCheck, để những lời cảm thông chia sẻ, những thông điệp ý nghĩa được lan truyền mạnh mẽ hơn, Facebook tiếp tục cho ra đời tính năng giúp người dùng đổi ảnh đại diện tạm thời: với hình nền là lá cờ 3 màu xanh-trắng-đỏ của nước Pháp.
Vì đây là một sự kiện thế giới gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình chính trị, quốc gia, tâm lý người dân, nên tại Việt Nam nên ngoài những trang fanpage lớn chuyên cập nhật tin tức (Robbey, Yan News, 2! Idol), các trang về du lịch (Du Lịch Việt Nam) và tin tức thời sự thế giới (VOA, BBC) ngày thường có tần suất đăng bài khá ít, cũng đã đưa rất nhiều tin theo dòng sự kiện này.
Một hành động nhân văn lại gây tranh cãi? Hình ảnh giới trẻ Việt Nam bị đánh giá tiêu cực
Được tạo nên bởi mục đích nhân văn, nhưng phong trào Pray for Paris sau đó đã tạo nên những làn sóng tranh luận không dứt trên mạng xã hội. Tại sao một hành động nhân văn như Pray for Paris lại tạo nên một nhiều tranh cãi trái chiều đến như vậy?
Vào những ngày đầu sau khủng bố, những hình ảnh, clip ảnh về sự cưu mang giúp đỡ nhau của người dân nước Pháp, hay video clip về hậu quả thương tâm sau thảm họa đã được chia sẻ rộng rãi khắp trang mạng xã hội và khiến biểu tượng Pray for Paris nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, ý kiến tiêu cực bắt đầu xuất hiện vào ngày 16/11 bởi hàng loạt bài viết lên tiếng về sự phân biệt chủng tộc, lòng nhân đạo thiên vị, khi không có lấy một lời chia sẻ, cầu nguyện nào trên mạng xã hội về việc khủng bố đánh bom một ngày trước đó tại Beirut (Lebanon), Baghdad (Iraq) có tổn thất nặng nề hơn Paris rất nhiều.
Những ý kiến trái chiều về sự việc này đã phân tích “Paris là kinh đô ánh sáng, thành phố của sự văn mình, biểu tượng của thời trang, tình yêu…” nên khi thành phố này bị đánh bom ảnh hưởng đến tâm lý người dân nhiều hơn, và tạo ra hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ. Hashtag #ngungphanxet được đông đảo cộng đồng mạng sử dụng với mong muốn dừng cuộc tranh luận lại, tập trung vào những hành động, thông điệp ý nghĩa.
Đằng sau những cuộc tranh luận này, chúng ta có thể thấy mạng xã hội giúp cung cấp nhiều góc nhìn khác nhau, góp phần phát triển khả năng phản biện nhiều hơn. Đồng thời, vẫn có một số bộ phận vẫn chưa chắt lọc được thông tin, tham gia tranh luận mang tính thể hiện và hùa theo số đông.
Đồng thời ngày 17/11 đã xảy ra hàng loạt sự kiện khiến cho làn sóng chỉ trích nổi lên mạnh mẽ hơn khiến cho hành động #PrayforParis và thanh niên Việt Nam bị đánh giá theo chiều hướng tiêu cực:
Hình ảnh facebook của một bộ phận thanh niên đang coi Pray for Paris là “trào lưu” để tham gia cho vui, để “bắt kịp xu hướng” mà không hề hiểu biết ý nghĩa thực sự
Hình ảnh bộ phận giới trẻ thiếu kiến thức địa lý đến mức nhầm nước Pháp thành Mỹ, Anh, Đức, thậm chí là Hàn Quốc.
Bộ phận giới trẻ với avatar ăn mặc hở hang lồng vào lá cờ ba màu của nước Pháp cũng khiến cộng đồng mạng đánh giá giới trẻ a dua theo phong trào, chứ không phải thương cảm thực sự.
Sự kiện Pray for Paris đã một lần nữa chứng mình được sức mạnh và khả năng tạo ra xu hướng của Facebook, đồng thời cũng chỉ ra rằng tâm lý “đám đông”, rất dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin số nhiều của giới trẻ Việt Nam khi dễ dàng tham gia vào các trào lưu mà không cần quan tâm đến nguồn gốc, ý nghĩa. Rõ ràng, đối với cộng đồng là người dùng trẻ, Facebook và mạng xã hội vẫn là kênh truyền thông có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn với độ lan truyền và tương tác thông tin cao.
Black Friday
Có nguồn gốc từ đất nước Hoa Kỳ, Black Friday là ngày thứ sáu sau lễ Tạ ơn. Ngày này là thời điểm mà người dân Mỹ sẽ bắt đầu bước vào mùa mua sắm tấp nập nhất năm, chuẩn bị cho dịp lễ Giáng Sinh. Vì vậy các nhà kinh doanh bán lẻ của Mỹ thường nhân dịp này để tung ra những chương trình khuyến mãi khủng để thu hút khách hàng.
Dù trào lưu này đã xuất hiện tại Việt Nam vài năm trước nhưng với sự phát triển nở rộ của thương mại điện tử trong vài năm trở lại đây, Black Friday thật sự đã trở thành cơn bão càn quét mạng xã hội trong tháng 11 vừa qua.
49,322 lượt đề cập chỉ trong duy nhất 27/11 cho thấy người tiêu dùng hào hứng với sự kiện này nhưng thế nào. Dự âm của cơn bão Black Friday kéo dài đến tận một tuần sau, và việc ra mắt onlinefriday.vn (quy tụ hơn 200 TMĐT tại Việt Nam) vào thứ hai tuần sau Black Friday và việc phanh phui chiêu trò “giảm giá ảo” của các doanh nghiệp đã giúp này sự kiện chạm mốc biểu đồ với hơn 7000 thảo luận trong ngày.
Những thương hiệu đã tận dụng các tốt trào lưu Black Friday
Không chỉ có các chương trình giảm giá sốc, rạp chiếu phim (Lotte Cinema) và nhà hàng buffet (Sumo BBQ, Kichi Hot Pot Bar) còn tung ra các chương trình săn vé xem phim, ăn buffet miễn phí khiến cộng đồng mạng nhiệt tình tham gia.
Còn các nhãn hàng thời trang lớn (như Maison, Levis’s) dù chỉ đăng thông tin chương trình khuyến mãi tại các cửa hàng offline cũng tạo ra rất lớn lượng thảo luận, cho thấy sự quan tâm của người dùng đến các thương hiệu nước ngoài ngày càng tăng. Trong nhóm TMĐT, có Tiki, Hotdeal, cùng với aothun.vn là những cái tên đã tận dụng tốt trào lưu bằng cách chương trình giảm giá hấp dẫn, tạo rất nhiều thảo luận về sự kiện Black Friday
Tuy nhiên, tương tư như sự kiện Pray for Paris, Black Friday thời gian đầu nhận được rất nhiều thái độ tích cực từ người dùng. Cho đến ngày 27/11, việc phanh phui chiêu trò “giảm giá ảo” thì làn sóng chỉ trích đã bắt đầu nổi lên. Các doanh nghiệp TMĐT đẩy giá niêm yết sản phẩm lên cao để ghi mức giảm giá sốc thu hút người dùng, nhưng thực tế giá đã giảm vẫn ngang, hoặc thâm chí là cao hơn giá thị trường.
Bên cạnh “giảm giá ảo”, dịch vụ là yếu tố khiến khách hàng có thái độ tiêu cực về sự kiện Black Friday ở Việt Nam. Những lời than phiền chủ yếu là về việc giao hàng không đúng thời gian đã xác nhận, nhân viên CSKH không hỗ trợ tốt việc đổi trả, kiểm tra đơn hàng. Ngoài ra, nhiều khách hàng cũng đã than phiền về việc chất lượng hàng hóa không đúng như kì vọng, cho rằng doanh nghiệp tranh thủ lễ hội mua sắm để xả hàng tồn, hàng kém chất lượng.
Các thương hiệu kinh doanh truyền thông offline cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng, cho ra đời những chiến dịch truyền thông trên social media để tăng doanh thu và nhận sự nhận biết thương hiệu. Tuy nhiên, việc thiếu kinh nghiệm trong quản lý, vận hành dẫn đến việc mất lòng tin tình trạng chen chúc, giẫm đạp nhau để săn hàng là không thể tránh khỏi và một trong những yếu tố khiến nhiều khách hàng ngán ngẩm và phàn nàn trên các kênh Social Media.
Từ một trong những chương trình mua sắm được chờ đón nhất năm, với cách tổ chức thiếu thiện chí của một số đơn vị kinh doanh, đã khiến Black Friday qua đi để lại “trăn trở” nhiều hơn là thực sự thoả mãn nhu cầu mua sắm của người dùng. Hệ quả từ những hành động mang tính “cá thể” về lâu dài sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến toàn ngành, làm giảm sức hút và uy tín của các chương trình khuyến mãi online, đồng thời, người tiêu dùng cũng sẽ “hờ hững” và luôn trong trạng thái đề phòng trước mọi thông tin mà các thương hiệu cung cấp. Rõ ràng đây không phải là câu chuyện của riêng ai mà là vấn đề toàn ngành cần được chung tay cải thiện với sự can thiệp và đồng hành của các cơ quan quản lý.
Dữ liệu được thu thập và phân tích thông qua hệ thống SocialHeat của YouNet Media, một trong những agency hàng đầu Việt Nam về theo dõi – quản trị và phân tích thương hiệu, thị trường và người dùng trên môi trường Internet. Hệ thống Social Listening & Market Intelligence của YouNet Media là nền tảng duy nhất tại Việt Nam có khả năng thu thập và phân tích thông tin theo thời gian thực (real-time), tự động (automatic sentiment) và bao phủ trên 90% các nguồn tin tức và thảo luận từ các mạng xã hội (1.600.000 fanpages & nhóm và 25 triệu người dùng Facebook Việt Nam, 10.000 infuencers, 250.000 kênh Youtube, Instagram…), hơn 3.000 trang tin tức, diễn đàn, cộng đồng, kênh bán lẻ… và 10.000 blogs.
Xem Video giới thiệu YouNet Media và các sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi tại ĐÂY