1.627 lượt xem
Bệnh mùa hè ở trẻ cứ “đến hẹn lại lên”, vì thế việc tiêm vaccine cho bé vốn là phương pháp phòng bệnh quan trọng và cần thiết. Thế nhưng các phản ứng sau tiêm, sốc phản vệ đã khiến các mẹ nghi ngờ, thậm chí thảo luận sẽ từ bỏ các mũi tiêm phòng phía sau. Vậy đâu là những điều mẹ quan tâm nhất khi nhắc đến việc tiêm vaccine cho con khi bước vào mùa hè? Cùng YouNet Media khám phá qua bài viết dưới đây!
*Disclaimer: Bài viết tập trung nghiên cứu thảo luận về các bệnh và các vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em Việt Nam – độ tuổi từ sơ sinh tới 12 tuổi, trong mùa hè (từ:1/3/2024 – 20/5/2024). Dữ liệu phục vụ cho bài viết được thu thập từ các thảo luận công khai trên các nền tảng MXH: TikTok, Facebook, YouTube, Instagram,…
1. TOP 10 bệnh trẻ em khiến các Mẹ lo lắng nhất vào mùa hè 2024
Liên tục trong 2 tháng cuối xuân – đầu hè (từ 1/3 -20/5/2024), YouNet Media ghi nhận hơn 268,2K thảo luận xoay quanh 16 bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè. Trong đó, TOP 10 bệnh mà các mẹ “bận lòng” chiếm hơn 87% thảo luận. Cụ thể hơn, trong TOP 10 bệnh ở trẻ em được thảo luận nhiều nhất trên MXH hè 2024 trải dài trên 5 nhóm bệnh phổ biến, với biểu hiện bệnh từ nhẹ đến vô cùng nguy hiểm:
- Nhóm bệnh về hô hấp có lượng thảo luận lớn nhất với 22,78% thảo luận.
- Nhóm bệnh về tiêu hóa chiếm hơn 8,5% thảo luận – nổi bật nhất là: tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm.
- Xếp thứ ba là Nhóm bệnh về da, chiếm hơn 7,6% thảo luận – tiêu biểu là thủy đậu và viêm da.
- Ngoài ra, những vấn đề sức khoẻ ở trẻ thuộc Nhóm bệnh về hệ thần kinh như viêm màng não và Nhóm bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng cũng khiến không ít phụ huynh lo lắng.
Những bệnh về trẻ em vào mùa hè dễ tái đi tái lại, do đó các mẹ “truyền tai” nhau nhiều bí kíp phòng bệnh. Trong đó, tiêm phòng vaccine với 53,8K thảo luận – là phương pháp phòng tránh bệnh trẻ em được thảo luận nhiều nhất trên social media. Các phương pháp còn lại lần lượt là giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống với 21,8K thảo luận, tăng sức đề kháng – 18K thảo luận và tránh tiếp xúc với người bệnh – 7,7K thảo luận.
Thảo luận nhiều, băn khoăn cũng không ít, vậy thì “giá cả”, “nguồn gốc vaccine”hay “đơn vị tiêm chủng” là yếu tố khiến các Mẹ bàn tán sôi nổi nhất trên MXH?
2. Không phải giá cả, phản ứng sau tiêm mới là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm nhất khi nhắc đến việc tiêm vaccine
Mặc dù đã hiểu cơ chế hoạt động của vaccine, thế nhưng các phản ứng phản vệ sau tiêm vẫn là top 1 những chủ đề được thảo luận sôi nổi nhất bởi tâm lý lo lắng và hoang mang khi thấy con trẻ gặp các biểu hiện khó chịu, sốt ho khác với khuyến cáo: “Thấy mn bảo tiêm cúm nhẹ nhàng lắm mà bé nhà e vật vã, chỗ tiêm hơi sưng lại còn sốt, lo lắng ghê….” Đặc biệt, các mẹ sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng cực độ nếu phản ứng sau tiêm bất thường, và hoang mang không biết nên làm gì tiếp theo “Vẫn kích ứng – vẫn có triệu chứng khó thở – tức ngực . Bs nói của em hiện tượng sốc phản vệ. Mn cho e lời khuyên với”. Thậm chí, một số mẹ thảo luận sẽ từ bỏ việc tiêm các mũi nhắc lại vì xót con: “m bỏ luôn văcxin ko nghĩ gì đến tiêm nữa,còn mấy mũi sau ko biết bây giờ có nên tiêm lại ko ạ. Vì cũng sợ á, do bé có dấu hiệu sốc phản vệ.”
Thậm chí, vì lo lắng và không nỡ thấy bé phải chịu nhiều phản ứng sau tiêm, nhiều bậc bố mẹ cân nhắc cho bé đi tiêm chủng dịch vụ (TCDV) thay vì tiêm chủng mở rộng (TCMR) vì “TCDV con ít sốt hơn và nó đỡ sốc hơn.”, “Nếu có điều kiện thì nên cho con tiêm dịch vụ các mom ạ.”. Tuy nhiên, TCDV thì sẽ tốn kém hơn, chính vì thế “giá” là chủ đề mà các mẹ quan tâm nhiều thứ #2 với hơn 14,93K thảo luận “Mình cần tiêm mũi 1 5in1 cho bốn bé, hcm Q12 giá dao động từ bao nhiêu nhỉ ?”, “Bé em tiêm vắc xin của Mỹ ạ tâm lý thấy nó đắt nhất chắc tốt hơn ”, “sao mỗi chỗ giá lại khác nhau nhỉ”.
Bên cạnh đó, những phản ứng sau tiêm cũng khiến các mẹ nghi ngờ về nguồn gốc vaccine “ủa thuốc 5in1 Ấn Độ dỏm thật mà”. Hiện nay, mỗi loại vaccine sẽ có 2-3 thương hiệu cung cấp, điều này khiến không ít mẹ bối rối nên lựa chọn thế nào “Nên tiêm phòng 6in1 của Bỉ hay của Pháp vậy các mom”, “chích 5in1 nên chích của nước nào tốt v ạ?”. Do đó, nguồn gốc vaccine là TOP 3 chủ đề mẹ quan tâm nhất khi nhắc đến việc tiêm vaccine cho bé trong mùa hè này.
Ngoài ra, các vấn đề khác như có nên tiêm gộp vaccine “Tiêm gộp vaccine thì xác suất xảy ra phản ứng phụ có cao hơn so với chích từng mũi một không?”, bỏ lỡ 1 liều vaccine thì phải làm sao, độ tuổi nào nên đi chích các loại vaccine nào, lịch tiêm chủng,… đều được các mẹ thảo luận sôi nổi trong các hội nhóm cộng đồng.
Bên cạnh các thông tin về vaccine thì đâu là địa điểm tiêm chủng uy tín mà các mẹ khuyến khích nên đưa bé đi tiêm phòng?
3. Trong 10 thảo luận về đơn vị tiêm chủng, có đến 5 thảo luận đề cập đến VNVC – trung tâm tiêm chủng thuộc hệ sinh thái y tế Tâm Anh – ECO – VNVC
Được thành lập vào tháng 6/2017, đến nay đã có hơn 150 trung tâm tiêm chủng vaccine cho trẻ em và người lớn trên toàn quốc và là đối tác chiến lược từ nhiều hãng vaccine lớn như Glaxosmithkline (Bỉ), Sanofi Pasteur (Pháp), Pfizer (Mỹ), Merck Sharp and Dohme (Mỹ),… Do đó, không quá bất ngờ khi VNVC là địa điểm tiêm chủng được nhắc đến nhiều nhất chiếm hơn 50% thảo luận. Dịch vụ tốt, bác sĩ, y tá nhiệt tình, thân thiện là những review thường thấy khi nhắc đến VNVC “VNVC chị ơi, dịch vụ nhanh chóng, bác sĩ nhiệt tình nhẹ nhàng, kể cả y tá tiêm thuốc cũng tâm lý nữa”, “Qua vnvc ấy dv ok chả phải đợi chờ chen chúc mà nhanh nữa”, “M đi tiêm ở vnvc xong sẽ bị ghiền ấy… hihi dịch vụ tốt lắm”,…
Nếu TOP 1 là trung tâm tiêm chủng thuộc hệ sinh thái y tế Bệnh viện Tâm Anh thì TOP 2 địa điểm tiêm vaccine được các mẹ thường hay nhắc đến thuộc hệ sinh thái của chuỗi nhà thuốc bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam FPT Long Châu – Tiêm chủng Long Châu với hơn 30% thảo luận. Chính thức đặt chân vào thị trường chưa đầy 1 năm, nhưng chuỗi tiêm chủng này đã phát triển “thần tốc”, đạt mốc 52 cơ sở tính đến tháng 4/2024. “Long Châu cũng lớn mà”, “Nma Long Châu có nhiều khuyến mãi thật nhỉ”, “ có long châu thì k sợ vaccine đắt nữa” là những phản hồi chung khi có review hỏi về Long Châu trên Mạng xã hội.
Ngoài ra, Viện Pasteur, bệnh viện Nhi Đồng, bệnh viện Vinmec cũng được nhiều mẹ nhắc đến khi lựa chọn địa điểm tiêm chủng cho con. Trong số đó, bệnh viện Nhi Đồng và bệnh viện Vinmec cũng là địa điểm mẹ tin tưởng khi đưa con đi khám bệnh.
Tuy là phương án phòng ngừa bệnh cho trẻ được Bộ Y Tế khuyến cáo và cũng là phương án được đông đảo mẹ quan tâm thảo luận khi con đến tuổi tiêm phòng. Tuy nhiên, trước nhiều nỗi băn khoăn, vô vàn thông tin chính thống và không chính thống, đâu là nơi các mẹ lựa chọn khi cần tham khảo thông tin về vaccine? Đâu là nơi Mẹ trao đổi với nhau những thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn vaccine cho con? Các đơn vị tiêm chủng đang truyền thông gì để gia tăng nhận thức của người dân về việc tiêm chủng?
4. Hội nhóm mẹ và bé trên Facebook, kênh TikTok của hot moms là 2 nguồn nổi bật khi tìm hiểu về việc tiêm vaccine cho bé
Theo ghi nhận từ YouNet Media, gần 95% thảo luận về vaccine đến từ hai nền tảng Facebook và TikTok, trong đó Facebook chiếm hơn 75% thảo luận.
Ở những thảo luận trên Facebook, có hơn 48% thảo luận đến từ fanpage của bệnh viện, đơn vị tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe & gần 40% từ hội nhóm cộng đồng, chủ yếu là các cộng đồng mẹ và bé như CẨM NANG NUÔI CON VÀ LÀM MẸ, HỘI NUÔI CON BẰNG SỮA CÔNG THỨC, Vì Con, Có Con Vui Thấy Bà!,… Còn trên TikTok, hơn 75% các cuộc thảo luận về tiêm chủng đến từ các hot moms, chủ yếu là nội dung kể về trải nghiệm của bé sau khi tiêm, chia sẻ kiến thức,…
Để nâng cao nhận thức tầm quan trọng về việc tiêm chủng thì bên cạnh các thương hiệu vaccine thì các đơn vị tiêm chủng cũng rất năng động trong các hoạt động truyền thông trên social media.
Tóm lại là
Người dùng ngày nay có nhiều thông tin hơn bao giờ hết, các mẹ cũng thường xuyên chia sẻ ý kiến, trải nghiệm của mình trên mạng xã hội. Do đó, việc lắng nghe người dùng giúp thương hiệu vaccine/ đơn vị tiêm chủng theo kịp những cuộc trò chuyện và xác định các cơ hội để nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng uy tín. Vậy Social Listening có thể giúp gì cho các thương hiệu?
1. Liên tục theo dõi khủng hoảng & tin tiêu cực ngành Y Tế / Vaccine / Chăm sóc sức khoẻ (Crisis Monitoring)
Đặc thù ngành Y Tế – Vaccine – Chăm sóc sức khỏe là tâm lý người dùng cuối (bệnh nhân) dễ bị ảnh hưởng & dễ bị định hướng bởi tin giả (fake news) trên mạng xã hội. Vì vậy theo dõi các thảo luận 24/7 có liên quan đến thương hiệu/ đơn vị tiêm chủng là một việc làm cần thiết để các thương hiệu có thể ngăn ngừa khủng hoảng trước khi nó xảy ra.
2. Theo dõi thương hiệu và đối thủ cạnh tranh (Brand & Competitors Monitoring)
Những chỉ số thu thập được từ việc lắng nghe mạng xã hội giúp các thương hiệu biết được so với đối thủ cạnh tranh thì thương hiệu đang được người dùng quan tâm không, và lý do người dùng lựa chọn thương hiệu/ đơn vị tiêm chủng này chứ không phải thương hiệu khác là gì. Ngoài ra, “lắng nghe” giúp các thương hiệu nắm bắt các mối quan tâm và kịp thời giải quyết phàn nàn từ người tiêu dùng.
Thêm vào đó, Marketers còn tiết kiệm thời gian trong quá trình “điều tra” đối thủ cạnh tranh. Càng hiểu rõ về lợi thế cạnh tranh của thương hiệu vàđối thủ, Marketers càng có thể tự tin hơn trong việc đưa ra định hướng, lập kế hoạch truyền thông về những lợi ích của sản phẩm nhằm giải quyết đúng nỗi đau, nhu cầu của khách hàng.
3. Khám phá sự thật ngầm hiểu (Insight) và nhận thức (perception) của người dùng
Nắm bắt được đối tượng người dùng thảo luận (họ là ai, sinh sống ở đâu, trong độ tuổi nào), họ đang quan tâm đến những chủ đề nào về vaccine (ví dụ như phản ứng sau tiêm, giá, hiệu quả của vaccine,…), tìm kiếm thông tin về vaccine ở các nguồn nào (cộng đồng mẹ & bé trên Facebook, kênh TikTok của các hot moms, HCPs,…) cũng như những động lực (ví dụ như mong muốn con khỏe mạnh, vui vẻ,…), rào cản (ví dụ như lo lắng vaccine có chất bảo quản, kim loại nặng, bị dẫn dắt bởi tin giả,…) giúp thương hiệu vaccine/ đơn vị tiêm chủng tự tin trong việc lập kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và xây dựng lòng tin người dùng về vaccine.
4. Theo dõi chiến dịch (Campaign Tracking)
Mặc dù bị hạn chế quảng cáo nhưng không ít thương hiệu vaccine/ đơn vị tiêm chủng đã có những chiến dịch nổi bật trên Social Media thu hút lượng chú ý lớn từ người dùng. Bên cạnh việc theo dõi các báo cáo có sẵn do nền tảng (Facebook, TikTok, Google) cung cấp, thì việc quan sát từ góc nhìn người dùng (người dùng đang thảo luận ra sao về chiến dịch, có nhận biết được thông điệp truyền tải,…) giúp Marketers kịp thời nhận biết và có những điều chỉnh phù hợp trong suốt thời gian chiến dịch diễn ra.
Việc theo dõi chiến dịch (Campaign Tracking) trên Social Media được chia theo 3 giai đoạn: trước – trong – sau. Đo lường trước chiến dịch giúp thương hiệu tự tin chọn đúng thông điệp & đặt đúng KPIs. Tiếp theo, trong giai đoạn chiến dịch diễn ra, việc đo lường giúp thương hiệu sử dụng hiệu quả CHI PHÍ & đảm bảo hiệu quả thông qua đo lường trong thời gian chiến dịch đang diễn ra. Sau khi chiến dịch kết thúc, việc đo lường hiệu quả giúp Marketers rút ra bài học, tối ưu cho các chiến dịch tiếp theo.