1.050 lượt xem
Trong 6 tháng đầu năm 2024, có đến 22% tổng số lượng chiến dịch CSR triển khai hoạt động tái chế vì môi trường. Vậy thương hiệu đã có những nỗ lực nào để triển khai các chiến dịch CSR nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về câu chuyện tái chế? Cùng YouNet Media khám phá qua bài viết dưới đây!
1. Tái chế – Xu hướng CSR về Môi trường nổi bật nửa đầu 2024
Theo ghi nhận từ dữ liệu của Thư viện chiến dịch CSR, trong nửa đầu năm 2024, có đến 22% tổng số lượng chiến dịch CSR triển khai hoạt động tái chế vì môi trường.
Chăm sóc sức khỏe và Sữa là hai ngành hàng tiên phong trong chiến dịch liên quan đến tái chế. Bên cạnh các hoạt động thực tế thì các chiến dịch CSR còn kết hợp với truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng.
Khám phá chi tiết 10 chiến dịch CSR về Tái chế tại đây.
2. Nhìn lại các chiến dịch Tái chế thành công tiêu biểu: thu hút hàng nghìn người tham gia thảo luận trên MXH
Theo thống kê từ Thư viện chiến dịch CSR, hơn 60% các chiến dịch Tái chế tập trung vào việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy thay đổi hành vi của người dùng. Pin, chai nhựa, lọ thủy tinh, quần áo cũ… là các loại rác thải khó phân hủy, thậm chí còn tạo ra độc chất khi ở trong môi trường tự nhiên, do đó, các thương hiệu khuyến khích thu gom để tái chế, giảm thiểu rác thải bền vững cho môi trường.
Các chiến dịch CSR Tái chế nổi bật trong nửa đầu năm 2024 đã khéo léo sử dụng Mạng xã hội như cánh tay nối dài lan tỏa thông điệp và kêu gọi người dùng tham gia chiến dịch.
Điển hình như Cocoon kết hợp với Trường Đại học Sư phạm TP.HCM lan tỏa lối sống xanh và khuyến khích người dân xử lý pin cũ đúng cách qua chiến dịch “Thu hồi pin cũ – Bảo vệ Trái đất xanh”. Chiến dịch này đã thu hút hơn 10,4K thảo luận và 7,1K người tham gia thảo luận trên MXH, nằm trong TOP 10 chiến dịch CSR được quan tâm nhất trên MXH H1/2024. Không dừng lại ở đó, Cocoon còn thành công thu hồi hơn 10.5 tấn pin cũ, tăng hơn 52% so với năm trước.
Kế đến là chiến dịch “Thu gom vỏ hộp – Lan tỏa sống xanh” của tập đoàn TH. Chương trình này kêu gọi mọi người thu gom vỏ hộp sữa. Với mỗi kilogram vỏ hộp sữa được thu gom, tập đoàn TH đóng góp 100.000 đồng vào “Dự án giám sát bảo tồn rạn san hô tại Vườn Quốc Gia Cát Bà”. Nhờ thông điệp ý nghĩa và nhân văn, chương trình đã thu hút gần 1K người tham gia thảo luận, tạo ra hơn 1,7K thảo luận trong nửa đầu năm 2024. Tính đến tháng 11/2024, sau hơn 9 tháng phát động, chương trình đã thu gom 3 tấn vỏ hộp sữa tương đương với 300 triệu đồng đóng góp cho dự án giám sát và bảo tồn rạn san hô.
Hai chiến dịch này hai ví dụ điển hình cho thấy khi thương hiệu tận dụng tốt sức mạnh của Mạng xã hội để tạo được hiệu ứng lan truyền, thu hút nhiều người dùng cùng tham gia không chỉ tạo được hiệu ứng cho thương hiệu mà còn tạo nên ảnh hưởng tốt cho môi trường.
3. Vậy thương hiệu, tập đoàn nên làm gì để khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chiến dịch CSR trên mạng xã hội?
3.1 Tạo cơ hội cho người dùng cùng đóng góp và lan tỏa về chiến dịch
Để các chiến dịch về Tái chế đạt mục tiêu như mong muốn, thương hiệu cần phải truyền tải được thông điệp rõ ràng, ngắn gọn và khơi gợi hành động thông qua đa dạng kênh truyền thông (Fanpage, TikTok, hội nhóm, người có sức ảnh hưởng…) để chiến dịch tiếp cận được càng nhiều người càng tốt. Ngoài ra, việc tạo những khích lệ nho nhỏ như thu gom vỏ chai, vỏ hộp sữa đổi quà sẽ khuyến khích người dùng tham gia các hoạt động tái chế và nhận thức rõ hơn về việc tiêu dùng bền vững.
Bên cạnh đó, thương hiệu có thể cân nhắc triển khai các hoạt động offline như sự kiện ngoài trời nằm trong khuôn khổ chương trình “Chai nhựa tái sinh, Hành trình tiếp nối” của Coca Cola giúp người dùng có trải nghiệm trực quan nhất về quá trình chai nhựa được tái chế, từ đó trở thành một người đại diện (Brand Ambassador) cùng lan tỏa về chiến dịch.
3.2 Minh bạch mục tiêu sử dụng & đóng góp cho môi trường
Minh bạch về mục tiêu sử dụng và đóng góp môi trường trong các chiến dịch tái chế là yếu tố then chốt để xây dựng lòng tin và tăng cường sự gắn kết với khách hàng. Khi thương hiệu chia sẻ về cách rác thải được tái chế và giá trị mà các hoạt động của người dùng đóng góp vào các dự án ý nghĩa, điều này không chỉ thúc đẩy sự tham gia tích cực mà còn gia tăng uy tín, khẳng định vị thế thương hiệu trách nhiệm và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
4. Đăng ký chương trình trải nghiệm miễn phí Thư viện chiến dịch CSR bằng cách:
Bước 1: Truy cập tại đây. (Chương trình dành ưu tiên riêng cho khách hàng doanh nghiệp)
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Bước 3: Đội ngũ tư vấn YouNet Media sẽ liên lạc với khách hàng trong vòng 48 tiếng để tạo tài khoản truy cập vào Thư viện.